--- Bài mới hơn ---
13 Cách Để Google Index Trang Web, Bài Viết Nhanh Nhất 2022
Up Ảnh Lên Mạng Lấy Link Trên Những Website Chất Lượng Nhất
Dịch Vụ Tìm Kiếm Hình Ảnh Google
Android — Làm Cách Nào Tôi Có Thể Mở Url Trong Trình Duyệt Web Android Từ Ứng Dụng Của Mình?
Url Là Gì? Cách Tối Ưu Hóa Đường Dẫn Url Trong Seo
Google và các công cụ tìm kiếm khác đã lập chỉ mục (index), sau đó bắt đầu sắp xếp dữ liệu về website ngay trước cả khi bạn bắt đầu tìm kiếm.
Chính vì vậy, người dùng sẽ không tìm thấy được website bạn nếu như nó không được index. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều website mới thành lập thường không xuất hiện trên trang kết quả của Google.
Vậy làm sao để website được tìm thấy trên Google? Đây có lẽ là vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn phương pháp hữu ích nhanh nhất submit URL Google để website và link bài viết có thể được lập chỉ mục nhanh chóng, đồng thời giải đáp thắc mắc xoay quanh các vấn đề bạn quan tâm sau:
- Cách đưa website lên Google (các cách submit URL đơn giản nhất)
- Hướng dẫn kiểm tra xem website đã được index chưa
- Có cần submit URL hay website lên Google theo cách thủ công không?
- Google mất bao lâu để index URL hoặc website?
- Các lý do vì sao Google không index bài viết trên website của bạn và cách khắc phục
Hướng dẫn cách submit URL Google: 2 cách khai báo website với Google
Submit URL hay website lên Google là việc thông báo với công cụ tìm kiếm này rằng page (hoặc website) của bạn có tồn tại và yêu cầu Google lập chỉ mục các trang này.
Nếu bạn không submit, thì Google vẫn có thể index được, tuy nhiên, sẽ cần nhiều thời gian để Google tìm thấy được các page này.
- Để thực hiện, bạn cần khai báo và xác minh website của mình với Google thông qua Google Search Console (trước đây công cụ này có tên Google Webmaster tool).
- Trong trường hợp bạn chưa khai báo website với Google Search Console, hãy làm theo hướng dẫn của Google trong nội dung bài viết này: https://support.google.com/webmasters/answer/34592?hl=vi
Sau khi đã khai báo thành công, bạn có thể làm theo 1 trong 2 cách sau để submit URL hoặc website của mình nhanh chóng)
Cách 1: Submit sitemap (sơ đồ trang web) qua Google Search Console:
Sitemap (sơ đồ trang web) là một bản đồ liệt kê các trang thuộc website giúp cho trình thu thập công cụ tìm kiếm hiểu và điều hướng trên trang web của bạn tốt hơn.
Khi bạn cập nhật sitemap (có chứa các URL mới) yêu cầu tới Google Search, bạn đang thông báo cho Google biết rằng đã có sự thay đổi trên website và các trang này cần được crawl.
Trong trường hợp bạn sử dụng WordPress có cài các plugin tối ưu SEO (như Yoast SEO, SEO Quake,…), sitemap (sơ đồ trang web) của bạn sẽ tự động cập nhật và ping Google ngay khi bạn publish một page hoặc post mới.
Các bước submit sitemap – sơ đồ trang web lên Google Search Console:
Bước 2: Kéo xuống dưới cuối, tìm đến mục XML Sitemaps, copy đường link sitemap và bỏ lên Google Search để tìm kiếm link sitemap chính xác của website.
Lúc này, link sitemap chính xác của website sẽ xuất hiện:
Lưu ý: Bạn chỉ nên gửi hoặc ping sitemap đã cập nhật, không gửi hoặc ping sitemap cũ nhiều lần.
Thông thường, sơ đồ trang web không được Google quét qua thường xuyên mà chỉ được Google quét qua lần đầu tiên khi công cụ tìm kiếm này nhận thấy rằng có website mới được tạo. Sau đó, chỉ khi nào bạn ping Google để thông báo rằng các trang đã thay đổi thì Google bot mới quét lại.
Cách 2: Submit từng URL bài viết cần index lên Google Search Console:
Truy cập vào link khai báo URL trên Google Search Console: https://search.google.com/search-console/about?hl=vi
Add URL bạn cần index bài viết vào ô Kiểm tra và nhấn Request Indexing là xong.
Cách này áp dụng khi bạn chỉ có vài URL mới publish (hoặc thay đổi) cần được cập nhật.
Mặt khác, tùy thuộc vào website mà Google Search Console sẽ giới hạn số lượng URL có thể submit, để tránh tình trạng hệ thống bị spam dẫn đến quá tải.
Hướng dẫn cách kiểm tra website hay URL đã được Index hay chưa
Khi đã submit URL lên google bằng tính năng Google Search Console thì sau một khoảng thời gian Google sẽ tiến hành index bài viết một cách tự động.
-
Kiểm tra URL đã được index:
Truy cập Google và nhập URL nhấn tìm kiếm. Nếu nhìn thấy kết quả hiện ra đúng bài viết mà bạn đã post nghĩa là Google đã lập chỉ mục URL.
Trường hợp xuất hiện kết quả không trùng khớp với URL bạn nhập (như ảnh bên dưới), URL này chưa được Google hỗ trợ index.
-
Kiểm tra website đã được index:
Tuy nhiên, trường hợp website xây dựng và hoạt động đã lâu nhưng vẫn không hiển thị thì hẳn là có vấn đề xảy ra rồi đấy! (Tôi sẽ đề cập kĩ hơn ở phần bên dưới)
6 Mẹo tăng tốc độ submit URL lên Google:
Cách 1: Sử dụng các dịch vụ index URL trả phí
Một số bên thứ ba sẽ cung cấp dịch vụ trả phí giúp bạn cải thiện index được nhiều URL hơn. Bạn có thể tham khảo một số bên chuyên nghiệp như:
- Elite Link Lndexer
- Expess Indexer
- Instant Link Indexer
- LarIndex, …
Nếu ở cách trên bạn lo ngại việc bỏ tiền ra nhưng chưa chắc đã hiệu quả thì tôi sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp phổ biến hữu ích nhanh chóng hơn và đảm bảo 100% hiệu quả. Đó chính là sử dụng công cụ Google Ads.
Cách 3: Mua các backlink Do-follow chất lượng
Sử dụng backlink do-follow cho phép các bot tìm kiếm từ các trang chất lượng lần theo backlink và đi đến website của bạn. Vì những website này có DR cao, xếp hạng cao nên Google bot thường xuyên ghé qua và index website. Từ đó web bạn cũng sẽ được index theo.
Cách 4: Tận dụng internal link
Nếu 3 cách trên quá tốn kém, bạn có thể tận dụng nguồn lực của chính website mình. Đây là cách tôi thường xuyên áp dụng cho quá trình quản trị website của mình.
Vì Google bot thường ưu tiên quét qua các trang có nhiều traffic và thứ hạng cao trước, nên khả năng cao bot sẽ theo Internal Link để đi đến và index bài viết mới của bạn.
Cách 5: Share bài viết lên mạng xã hội
Kể từ năm 2012, mức độ Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website với các trang mạng xã hội.
Khi có một lượng traffic từ mạng xã hội truy cập vào url của website, Google bot sẽ chú ý và tiến hành lập chỉ mục thông tin trong URL này.
Tôi cũng thường áp dụng cách này cho FIEX và quá trình index bài viết chỉ trong tích tắc.
Sau khi publish bài viết mới, tôi thường chia sẻ lại trên fanpage FIEX Marketing trên Facebook, đồng thời share vào các group cộng đồng Marketing để mọi người có thể truy cập và cập nhật kiến thức mới.
Cách 6: Sử dụng thẻ no-follow và no-index cho các trang không cần lập chỉ mục:
Sự thật rằng: Trong một khoảng thời gian nhất định, Google chỉ cho bạn một “ngân sách” crawl nhất định.
VD trang web bạn có ngân sách crawl là 70 URLs hàng tháng, thì nếu xài hết 70 URLs này, bạn phải chờ đến tháng sau mới được index các URL mới.
Các trang còn lại bạn không muốn Google index (và để không hao tốn ngân sách crawl), bạn nên sử dụng thẻ no-follow và no-index cho chúng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thuê các dịch vụ SEO website từ các công ty chuyên nghiệp để gia tăng tốc độ thực hiện kế hoạch kinh doanh được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Khắc phục tình trạng website không được Google index:
Nếu bạn đã thử hết tất cả cách trên và chờ một khoảng thời gian dài nhưng vẫn không thấy website mình index, thì rất có thể trang web của bạn bị vướng vào các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Website có chứa thẻ No-index:
Sẽ xảy ra trường hợp vô tình trong website có chứa thẻ No-index. Thẻ này thông báo với Google và các công cụ tìm kiếm rằng “không cần lập chỉ mục trang này”.
Chính vì vậy, Google sẽ hiển thị “URL đã gửi được đánh dấu No-index” khi bạn tìm kiếm các trang này.
Để khắc phục, truy cập HTML code, tìm kiếm 1 trong 2 đoạn mã sau và xóa chúng:
Trường hợp 2: Google bot đã bị file chúng tôi chặn không cho index website
Robot.txt là một tệp cho phép hoặc giới hạn không cho trình thu thập thông tin của Google index website.
Thông thường, việc giới hạn không cho index một URL nào đó là để thông báo rằng URL này không quan trọng, Google bot không cần index trang đó. Vd như trang chúng tôi chẳng hạn.
Bạn có thể truy cập link https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool/ và paste URL cần kiểm tra xem có bị chặn hay không.
Trường hợp 3: Bạn bị mắc phải hình phạt thủ công
Hình phạt thủ công (Google Penalty) được áp dụng bởi các webmaster của Google để trừng phạt các website vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.
Những website bị phạt thủ công thường sẽ bị xóa khỏi danh sách index bài viết của Google và cần rất nhiều thời gian và nỗ lực để có thể khôi phục lại.
Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra trừ khi trang web của bạn sử dụng các chiến thuật Black Hat SEO.
Sẽ tốt hơn nếu bạn hiểu biết 1 chút về các thuật toán của Google, ví dụ như Google Sandbox. Thuật toán này thường hạn chế xếp hạng cho các website mới.
Vì sao submit URL Google lại quan trọng?
Google là cỗ máy tìm kiếm khổng lồ và toàn bộ các thao tác thu thập, sắp xếp thông tin đều được set up tự động.
Những con bot này liên tục đảo khắp các website và đi theo các liên kết (bao gồm cả internal và external link) để xem chúng dẫn về đâu, và dần dần index các trang đó.
Chính vì vậy, ngay cả khi bạn không submit một trang thì Google vẫn có thể tìm thấy liên kết đó, chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi.
Việc submit URL hoặc website sẽ khiến Google thu thập dữ liệu nhanh hơn và hiểu rõ hơn trang web của bạn.
Khi nào cần Submit website lên Google?
Thông thường, bạn chỉ submit website của mình cho Google khi bạn mới bắt đầu launch website lần đầu tiên (vì Google không biết rằng website có tồn tại) hoặc khi bạn chuyển toàn bộ website của mình và redirect sang một tên miền mới.
Nếu bạn đang quản lý một trang web đã tồn tại bạn không cần phải submit toàn bộ website nếu như nó đã được lập chỉ mục.
Tuy nhiên, một số trường hợp bạn submit lại website cho Google sau khi fix các lỗi, chẳng hạn như:
- Vô tình thêm thẻ rel=”noindex” trên trang và làm trang đó bị loại khỏi danh sách được index bài viết.
- Lỗi 404 xuất hiện trong Search Console và cần edit chỉnh sửa lại
Có nhất thiết phải submit URL mới hoặc website một cách thủ công hay không?
Thật sự là không!
Việc submit website không phải là yêu cầu bắt buộc để trang web của bạn xuất hiện danh sách index của Google. Nhưng nếu bạn có một website mới, submit website là cách nhanh nhất để index.
Chỉ cần Google biết rằng trang web của bạn có tồn tại, Google sẽ tự động thu thập dữ liệu và index bài viết cho các trang bên trong web.
Trình thu thập thông tin của Google sẽ tìm kiếm các URL mới (và các trang web) bằng cách lần theo các liên kết từ các website khác.
Chỉ cần trang của bạn được liên kết ở bất cứ đâu trên web, Google cuối cùng cũng sẽ tìm ra và lập chỉ mục trang web của bạn. Nhưng bạn vẫn có thể tăng tốc độ này bằng cách submit URL Goole trang web mới theo cách thủ công.
Google mất bao lâu để index website?
Không có một khoảng thời gian nào chính xác để Google index website hoặc URL. Nhưng bạn có thể an tâm rằng khoảng thời gian này đã rút ngắn hơn trước đây rất nhiều.
Theo nghiên cứu của Hubspot, nếu không submit URL mới cho Google qua sơ đồ trang web, Google sẽ mất trung bình 1375 phút (xấp xỉ 23 tiếng) để thu thập dữ liệu trang.
Tuy nhiên, khi sitemap – sơ đồ trang web đã được submit cho Google Search Console, con số này giảm xuống chỉ còn 14 phút.
Thời gian để index cho các tên miền mới hoàn toàn chênh lệch đáng kể, tùy thuộc vào số lượng backlink trỏ về và tần suất mà các liên kết được bot tìm kiếm crawl nhiều hay ít.
Ít nhất, bạn cần phải submit website mới cho Google để tăng tốc độ lập chỉ mục cho trang của mình.
Vì sao submit website rồi nhưng vẫn chưa lên top?
Submit URL lên Google và lên top là 2 vấn đề khác nhau:
- Submit URL là việc bạn thông báo với Google rằng trang web của bạn có tồn tại (hoặc vừa update nội dung trang mới) thì việc
- Lên top với một từ khóa nghĩa là bạn cần chứng tỏ trang của bạn tốt hơn tất cả mọi đối thủ cùng lĩnh vực
Chính vì vậy, dù đã submit website và được index, nhưng nếu không xuất sắc (chất lượng) hơn đối thủ, thì bạn vẫn khó có khả năng lên top được. Để trang trang web của bạn nhanh lên top 1 google thì khi đó bạn phải kiểm tra thứ hạng từ khóa trong nội dung bài viết của mình lại, để xem xu hướng trải nghiệm người dùng sẽ tìm kiếm thông tin với cụm từ khóa nào, từ đó cho ra bài viết phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của người dùng Google.
Sau khi URL được index, bạn có thể tìm hiểu cách tạo Google Analytics miễn phí, sử dụng công cụ GA để kiểm tra Traffic đổ về website.
Kết luận:
Dù không nhất thiết phải khai báo Google về những trang mới publish hoặc chỉnh sửa, nhưng submit URL Google là một thao tác đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trong việc giúp website và URL được công cụ tìm kiếm index nhanh chóng. Và đây cũng là một trong những bước để Marketing Online hiệu quả thành công.
Trong bài viết này, tôi đã giải đáp chi tiết các thắc mắc đồng thời hướng dẫn cách submit URL website lên Google.
FIEX cũng cung cấp dịch vụ Marketing trọn gói cho doanh nghiệp đang muốn thúc đẩy chiến lược kinh doanh của mình, đặc biệt là nhận viết bài cho website. Các bạn tham khảo nhé!
Liên hệ ngay với chuyên viên FIEX qua:
Số điện thoại (di động): (+84) 93 208 14 10
Website: https://fiexmarketing.com/
Địa chỉ: 619 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúc các bạn thành công!
- How to Submit Your Website URL to Google
- How to Submit Your Website to Google: https://blog.hubspot.com/marketing/submit-website-google
- How to Get Google to Instantly Index Your New Website: https://neilpatel.com/blog/google-index/
- How to Submit URLs to Google in 60 Seconds or Less: https://www.webfx.com/blog/seo/how-to-submit-urls-to-google/
--- Bài cũ hơn ---
7 Cách Để Ép Google Index Bài Viết Ngay Tức Khắc
Thiết Kế Hệ Thống Url Shortening Giốngchịu Tải 6 Tỷ Click 1 Tháng
Url Filtering Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
Thế Nào Là Web Space? Web Hosting? Dịch Vụ Url Frame Là Gì Tạo Url Redirect
Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Url Bị Chặn Trên Facebook