Khái Niệm Quản Lý Sản Xuất Tức Thời (Just
--- Bài mới hơn ---
Theo định nghĩa trong từ điển thì quản lý sản xuất tức thời là “một triết lý sản xuất dựa trên sự loại bỏ có chủ đích những gì lãng phí và dựa trên sự cải tiến năng suất liên tục”. Thông thường, khái niệm này có thể hiểu đơn giản là “mục tiêu” của sản xuất là đúng sản phẩm với đúng số lượng ở đúng nơi vào đúng thời điểm”. Sự lãng phí, không chỉ là công sức, mà còn là những khoản đầu tư tài chính và các hoạt động khác chỉ làm tăng chi phí mà không tăng giá trị. Lấy ví dụ về việc di chuyển nguyên vật liệu không cần thiết xảy ra khi hàng tồn kho quá nhiều khiến phải di chuyển hàng hóa nhiều lần đến nhiều nơi khác nhau – quá trình tích lũy hàng tồn kho dư thừa.
Mục đích của JIT (cũng được biết là sản xuất tinh gọn hoặc sản xuất không có hàng tồn kho) là thu nhiều lợi nhuận. Dĩ nhiên trên thực tế, không bao giờ có chuyện sản xuất không có hàng tồn kho, nhưng JIT là làm sao để số hàng tồn kho đó càng gần về số 0 càng tốt. Vì vậy, các nhà sản xuất thường xây dựng các nhà máy sản xuất càng gần khách hàng càng tốt để đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tránh tình trạng kẹt xe hay bất kỳ trở ngại nào khác nảy sinh.
JIT cũng giúp tái đầu tư hiệu quả hơn vì số lượng hàng tồn kho được giảm đến mức tối thiểu, hơn nữa điều này cũng giúp giảm chi phí tồn kho. Ngoài ra, JIT cũng làm giảm tính hay thay đổi của các dòng sản phẩm và cải thiện chất lượng sản phẩm. Dĩ nhiên, kết quả mong muốn là giảm thời gian chuẩn bị cho sản xuất và phân phối, hạ thấp các loại chi phí khác như chi phí phát sinh do khởi động lại máy hay trang thiết bị hỏng hóc, đơn giản là vì nếu quy trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch thì máy sẽ chạy 24/24 nên không cần khởi động lại máy.
Đến đây, chúng ta thấy rõ các lợi ích thiết thực của JIT: giảm tối đa chi phí, kho hàng dự trữ, chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng cao… Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, chúng ta có thể nhận thấy là JIT có một điểm yếu – đó là nếu có một trục trặc xảy ra trong khâu phân phối hoặc sản xuất của một nhà cung cấp nào đó thì xem như toàn bộ dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng.
2/ Tác giả của JIT là ai?
Taiichi Ohno (1912 – 1990) được xem là cha đẻ của Hệ thống sản xuất Toyota – cũng được biết là JIT. Ông đã viết một vài cuốn sách về hệ thống này, trong đó phổ biến nhất là cuốn sách: Hệ thống sản xuất Toyota: Vượt khỏi sản xuất quy mô lớn. Ban đầu, ông là người làm công cho Totyota Spinning của gia đình Toyota, sau đó ông làm việc cho hãng sản xuất ôtô năm 1943, nơi đây ông dần thăng tiến và cuối cùng trở thành giám đốc điều hành.
Shigeo Shingo (1909 – 1990) là người bạn đồng nghiệp đương thời tuyệt với của Taiichi Ohno. Tuy danh tiếng không lẫy lừng nhưng ông được xem là một trong những kỹ sư giỏi nhất của Nhật trong lĩnh vực nghiên cứu các hệ thống chất lượng sản phẩm. Ông không chỉ là một chuyên gia của phương pháp sản xuất kanban của Nhật mà còn là chuyên gia của hệ thống Chuyển đổi nhanh SMED tại Toyota. Các hệ thống này giúp giảm đáng kể thời gian ngừng máy, nhờ đó, làm giảm từ vài giờ xuống còn chỉ vài phút. Phát minh này đã giúp các công ty Nhật tăng khả năng cạnh tranh và làm cho nước Nhật trở thành một nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp.
Tại Hoa Kỳ, Tập đoàn sản xuất ôtô Ford là tổ chức đầu tiên thấy được những lợi ích thiết thực của Hệ thống sản xuất Toyota. Đầu thập niên 80, JIT phát huy tác dụng hiệu quả trong nhiều nhà máy của Nhật và đến thập niên 80, JIT bắt đầu xâm nhập vào Hoa Kỳ. General Electric là một trong những tổ chức đầu tiên ứng dụng JIT. Ngày nay, khái niệm JIT ngày càng được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
TH: T.Giang – SCDRC
--- Bài cũ hơn ---