Bàn Về 25 Định Nghĩa Văn Hóa
--- Bài mới hơn ---
TMT: Loài người đã và đang có một lịch sử văn hóa dài lâu trải qua biết bao thế hệ. Một học giả trong một nỗ lực tìm định nghĩa về Văn hóa có viết: “Văn hoá như là: Tất cả những nỗ lực của muôn thế hệ nhân quần để vươn lên cho tới tinh hoa hoàn thiện, cho tới một đời sống lý tưởng về một phương diện nào hay về mọi phương diện, và tất cả những công trình đã thực hiện được, những giai đoạn đã vượt qua được trên bước đường tiến hoá ấy ” . Ở bài này Nhà nghiên cứu Chu Tấn cũng đã dày công tập hợp 25 định nghĩa về Văn hóa để giúp người đọc tiếp cận văn hóa theo những chiều hướng khác nhau cũng không ngoài mục đích để văn hóa dẫn lối, đưa đường chúng ta vững bước trên con đường tiến hóa đến tinh hoa, hoàn thiện.
I- Nhận Định Về 25 Định Nghĩa Văn Hóa Tiêu Biểu:
Điều biểu hiện rõ nhất của văn hóa chính là sự lựa chọn (Thí dụ về cách ăn: Có dân tộc thích ăn bốc, người Việt ăn bằng đũa, người Tây Phương ăn bằng thìa, dao nĩa v.v…- Thí dụ về cách đối xử với người chết: cũng có những chọn lựa khác nhau: địa táng (chôn dưới đất) thủy táng (thả xuống nước) hỏa táng (đốt thành tro) điểu táng (để xác cho chim ăn thịt) ướp xac, tượng táng (biến xác chết thành pho tượng, quét sơn lên để giữ gìn v.v…) Không thể nói kiểu chọn lựa nào hay hơn kiểu chọn lựa nào vì đều là phương cách biểu hiện văn hóa của mỗi cá nhân hay của một dân tộc…
Tuy nhiên văn hóa, không chỉ là “quan hệ”- “giao tiếp”- và “chọn lựa” mà còn nhiều “tác năng” và “chức năng” khác nữa ….. Do đó chúng ta thấy rằng định nghĩa văn hóa theo” Thao tác luận ” khá hay và độc đáo, nhưng chính “Thao tác luận” cũng bị “giới hạn” bởi chính :phương pháp” mà tác giả đã chọn lựa!!! chẳng phải thế sao?
: của Văn Hào Pháp André Malraux (1901-1976). ” Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Mười Tám Văn Hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít nô dịch hơn”(19)
Hen de Man định nghĩa: ” Văn Hóa là một lề lối sống dựa trên một niềm tin công cộng, vào một hệ thống và một tôn ti, trật tự, thứ bực giá trị làm cho đời sống có một ý nghĩa nhất định” (21).
: của Liton. ” Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai Mốt Văn hóa của một xã hội là lề lối sống của các phần tử trong xã hội ấy. Đó là toàn bộ những ý tưởng và tập tục mà họ đã thâu lượm, chia sẻ và lưu chuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Văn hóa đem lại cho mỗi người của mỗi thế hệ những cách giải quyết hữu hiệu và lập thành về tất cả các vấn đề mà họ sẽ gặp phải. Những vấn đề này được nêu lên vì những nhu cầu sống trong một đoàn thể có tổ chức” (22).
Riêng về định nghĩa Văn Hóa tác gỉa viết: “Nhược điểm lớn nhất của nhiều định nghĩa văn hóa lâu nay là ở chỗ coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần của những trí thức bộ phận. E,B Taylor định nghĩa văn hóa như một ” phức hợp (Chu Tấn in đậm) bao gồm trí thức tín ngưỡng, nghệ thuật đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội… tiếp thu được” Định nghĩa văn hóa trong các loại tự điển, các công trình nghiên cứu …thường mở đầu bằng câu ‘Văn Hóa là một tập hợp (hoặc phức hợp) của các gía trị”… Quan niệm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử, của thời kỳ chia tách các khoa học-khi mà văn hóa chưa được coi là đối tượng của một khoa học độc lập”
” Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,(tác giả TNT ghi đậm) trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình ” (25).
Trước hết T.S Trần Ngọc Thêm “chê” các định nghĩa về văn hóa từ tlâu nay đều có nhược điểm (ChuTấn in đậm) là coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần (?) của những trí thức bộ phận…điển hình như định nghĩa văn hóa của E.B Taylor …các định nghĩa lâu nay (?) đều có tính cách ” cảm tính ” (Chu Tấn in đậm)
Trước hết chúng tôi thấy tác giả Trần Ngọc Thêm chê các nhà nghiên cứu văn hóa trước ông như Lê Quí Đôn, Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, hay Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương (1989) chúng tôi định nghĩa về văn hóa đều mắc bênh “tản mạn, không nhìn ra tính hệ thống, tính qui luật của văn hóa”? Lời phê bình này của tác giả Trần Ngọc Thêm không những là ” phiến diện” mà còn mang tính ” hàm hồ” vì chính tác giả Trần Ngọc Thêm vô tình hay hữu ý đã đánh mất đi tinh nghĩa hay cái hồn của văn hóa! Điều chúng ta không phủ nhận là văn hóa -nhất là ” Văn Hóa Lý tính” ” Văn Hóa Nhận Thức” mang tình hệ thống , hay tính qui luật , nhưng còn ” Văn Hóa Nghệ Thuật,” Văn HóaTình Yêu” hay “Văn Hóa Tâm Linh“… không hề mang tính “Hệ Thống” hay Tính “Qui luật: nào cả! Vậy mà tác giả Trần Ngọc Thêm lại đem tính “Hệ Thống” ra để định nghĩa Văn Hóa tổng quát nói chung thì có phải là ” khiên cưỡng”, “phiến diện” hay “quáng gà “hay không?
Tác giả Trần Ngọc Thêm sau khi “chê:” các nhà nghiên cứu Văn Hóa trong nước, chê luôn các nhà nghiên cứu văn hóa thế giời tiêu biểu như Edward Bernett Tylor khi ông định nghĩa văn hóa là “một Tổng Thể Phức Hợp vì bao gồm nhiều thành tố như kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,luật pháp, Phong tục tập quán…..” Phải chăng Trần Ngọc Thêm không những không đồng ý với định nghĩa Văn hóa là một ” Tổng thể” lại còn là Tổng Thễ Phức Hợp” mà ông cho rằng là một “phép cộng đơn thuần của những trí thức bộ phận …” nên có nhược điểm “không biết tổng quát hóa thành Hệ Thống” vì lý do “Cảm Tính” hay vì giới hạn lịch sử, khi khoa “Văn Hóa Học” chưa ra đời như một bộ môn Văn Hóa chuyên ngành có tính cách độc lập nổi bật như hiện nay. Lối “chê” này của Trần Ngọc Thêm vừa mang tính chủ quan “phiến diện” vừa mắc bệnh “duy lý” đến mức “quá đà” khi cho rằng bất cứ loại hình văn hóa nào cũng có thể ” tổng quát hóa” “qui luật hóa” thành “Hệ Thống” Điều mà TS Trần Ngọc Thêm không biết rằng yếu tính hay bản chất văn hóa vừa có tính chất ” hệ thống” vừa ” phi hệ Thống” vừa ” siêu hệ thống” .Chính vì yếu tính diệu kỳ này nên học giả Lowell đã thú nhận rằng: ” Tôi đã được ủy nhiệm nói về văn hóa, nhưng ở trên đời này không có gì phiêu diêu, mông lung hơn là danh từ văn hóa. Người ta không thể phân tách văn hóa,vì thành phần nó vô cùng tận…Người ta không thể mô tả văn hóa vì nó muôn mặt .Muốn cô đọng ý nghĩa văn hóa thành lời lẽ thì cũng như tay không bắt không khí :Ta sẽ thấy không khí ở khắp nơi và riêng trong tay chẳng nắm được gì …” (26))
Về cách tiếp cận “cấu trúc” kết hợp với phương pháp so sánh loại hình mà tác giả Trần Ngọc Thêm đã áp dụng khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy gì? Theo dòng tiến hóa của lịch sử, càng ngày nhân loại càng tìm tòi sáng tạo ra những đường hướng mới, phương pháp khám phá mới về văn hóa .Đây là những bứớc tiến mới rất đáng mừng, rất đáng hoan nghênh, nhưng khi nhà nghiên cứu văn hóa chọn lựa và áp dụng bất kỳ một phương pháp mới nào thì phải hiểu rằng “Đường lối hay phương pháp mà mình áp dụng chỉ là “Phương tiện” để khám phá chân lý văn hóa mà thôi -có thể phương pháp tân tiến này hay hơn các phương pháp nghiên cứu văn hóa cũ – nhưng chỉ hay hơn về phương pháp – nói theo thuật ngữ Phật giáo là “Phương tiện thiên xảo” hơn các phương tiện khác mà thôi, chứ không thể tôn vinh một phương pháp tân tiến nào như là cùng đích của văn hóa có thể giúp mình nắm chân lý Văn Hóa ở trong tay!Thái độ quá tin tưởng trở thành “cực đoan”, “hãnh tiến” hay “kiêu ngạo” này rất nguy hiểm ! vì mang tính chất bạo động với chân lý ! Những ai mắc phải thái độ hãnh tiến vô lối này thì thường đi từ một cực đoan này tiến sang một cực đoan khác, vừa không khám phá ra chân lý hoặc chỉ ôm lấy những “mặt trời mù” thay vì tìm ra Chân Lý đích thực của Văn Hóa! Thực vậy, ngay cả những nhà nghiên cứu sáng tạo ra trường phái “Cấu trúc” hay phương pháp so sánh loại hình cũng chưa ai lên tiếng định nghĩa “Văn Hóa là một Hệ Thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần…..” như Trần Ngọc Thêm đã khẳng định ! Dĩ nhiên đây không là lỗi tại “đường hướng” hay “phương pháp” mà tác giả đã chọn lựa để nghiên cứu văn hóa nhưng chỉ là thái độ “Bảo hoàng hơn Vua” do óc phê phán chủ quan phiến diện của tác giả mà ra nông nỗi!!! Lối định nghĩa văn hóa khẳng định chắc nịch bao quát tất cả các loại hình văn hóa theo kiểu Trần Ngọc Thêm không những không thuyết phục được mọi người mà còn có tác dụng làm khô cứng làm thui chột, và đánh mất “Hồn tính” của văn hóa vậy. Khi định nghĩa văn hóa là “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần của con người …..” là tác giả đã vô tình thu hẹp các bảng giá trị văn hóa nhân loại vào trong hệ thống “Nhị giá” “vật chất” và “tinh thần” trong khi giá trị Văn hóa nhân loại là “Đa giá” không phải chỉ có giá trị “vật chất” và “tinh thần” mà thôi đâu! Thí dụ như nền văn Hóa Đông phương hay nói “Văn Hóa Tuệ Giác”, “Văn Hóa Bát Nhã” hay “Văn Hóa Tính Không” thì không thể cô đọng trong một hệ thống nào cả! vì bản chất nó là phi vật chất, phi ý niệm chúng tôi phi tưởng và hơn thế nữa bản chất nó đã là ” Tánh Không“…..” Bản Lai Vô nhất Vật” như lời phát biểu của Lục Tổ Huệ Năng…. Chỉ cần đơn cử một hai thí dụ như trên chúng ta thất ngay sự phiến diện, thiếu sót quá đáng hay sự ” thiển cận quáng gà ” về nhân thức Văn Hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm!
” Văn hóa là hiện tính của Sự Sống và là tinh hoa của Đạo Sống con người.Văn hóa thường biểu hiện trên hai mặt Động và Tĩnh..Xét về “phương diện TĨNH” Văn hóa là trạng thái thích nghi với hoàn cảnh,ứng xử với tha nhân,làm thành “thói quen”,”nếp nghĩ” “nếp sống”,”phong tục tập quán”,”thuần phong mỹ tục”, hình thành các “giá trị truyền thống” của cả dân tộc “truyền thừa” cho các thế hệ sau…. Xét về “phương diện ĐỘNG” Văn hóa là động lực tiến hóa cá nhân và xã hội, hướng tới dự phóng tương lai theo tiến trình “Dung Hóa” “Sáng Hóa” và “Sống Hóa” sự sống con người, dân tộc, thế giới và thời đại.Văn hóa không những có sứ mệnh giáo hóa con người mà còn có sứ mệnh giải thoát con người,xây dựng xã hội, gìn giữ Hòa Bình và xây dựng nền “Thái Hóa Nhân Loại”(Xin xem “Sứ Mệnh Văn Hóa cũng trong Tuyển Tập này).
II- Những Ghi Nhận Cần Lưu Tâm Và Đào Sâu Hơn Nhằm Phát Huy Tập Đại Thành Văn Hóa Việt Nam.
Tính Sáng Tạo: Nhà văn hào André Mailraux đã cô đọng văn hóa trong 3 phạm trù : NGHỆ THUẬT, TÌNH YÊU VÀ SUY NGHĨ -hay Tư duy,- nhận thức-,tư tưởng – (Xin độc giả xem lại Định nghĩa văn hóa thứ 18 đã nói ở trên) Phạm trù “Suy nghĩ” sẽ hình thành “Văn hóa Nhân Thức” mà con người có thể “khái quát hóa” và “hệ Thống hóa: mà đặc điểm nổi bật là Tính Hệ Thống. Song còn 2 phạm trù lớn kia là ” Nghệ Thuật” và ” Tình Yêu” thì không ai có thể “khái quát hóa” hay “hệ thống hóa” được cả ! Tất cả mọi “hệ thống” đều thất bại thảm thương! và hoàn toàn xa lạ với 2 phạm trù này! Nó không chỉ là Lỗ Hổng Lớn mà là Chân Trời Viễn Mộng, hay Vũ Trụ Mộng Mơ, là Mạch Sống Vô Hình hay Hồn Tính Của Văn Hóa… làm nên Gía Trị Tuyệt Vời Vô Giá của Văn Hóa. Với hai phạm trù “Nghệ Thuật” và “Tình Yêu” người ta không thể định nghĩa được, nhưng con người có thể Cảm Nhận được, có thể “hòa đồng” và “cảm thông” trọn vẹn. Biên giới giữa “chủ thế” và “khách thê”không còn nữa mà cả hai đã trở thành một. Nói về tình yêu nam nữ là cả hai đã “phải lòng nhau” “mê đắm nhau”… Tính cảm thông, hòa đồng sâu sắc trọn vẹn trong nghệ thuật đó là “Tính Sáng Tạo” và là “Tính Nhập Thể”trong Tình yêu đôi lứa cũng như tình yêu huyền nhiệm tôn giáo . ” Anh với Em là Một” “Ta với Vũ Trụ không hai”
--- Bài cũ hơn ---